Chương trình huấn luyện Trung Ngoại Chu Gia

Tiểu phục hổ quyền

Tiểu phục hổ quyền là bài quyền cơ bản đầu tiên của Thiếu Lâm Chu Gia truyền dạy những chiêu thức cơ bản và nền tảng để nắm vững hệ thống quyền pháp sau này. Hầu hết tất cả các thế tấn đều xuất hiện trong bài quyền này. Phần lớn các chiêu thức đặc trưng cũng ở trong bài quyền này.

Tứ bình quyền

Tứ bình quyền là một bài quyền căn bản khác nữa, nó ngắn hơn bài Tiểu Phục Hổ Quyền và đôi khi được truyền dạy trước bài Tiểu phục hổ quyền.

La hán quyền

La Hán quyền là đặc trưng huyền thoại nhất trong Phật giáo Trung Hoa, và nhiều bộ môn võ thuật cũng có một bài quyền dành cho vị Phật Tại Thế này. Bài quyền này thường được đặc trưng hóa bởi các đường quyền (chuyển động) mạnh mẽ. Bài La Hán Quyền cũng là một bài quyền nhấn mạnh việc sử dụng lối đánh "Lôi quyền ào ạt", nó cũng có nhiều thế quyền "La Hán Tẩy Diện" (La Hán rửa mặt) gồm 3 chiêu thức (Cup Chui, Com Chui, và Jon Chui) phóng quyền ra đòn liên tiếp nhau. Bài quyền này do Chu Bưu sáng tạo sau khi ông ta đến Hồng Kông.

Ưng trảo quyền

Ưng trảo quyền là bài quyền dạy cho các môn sinh di chuyển nhanh khi tấn công đối phương, bài quyền này được đặc trưng bởi chuyển động liên tiếp của ba móng vuốt chim ưng và Ưng trảo thủ pháp thi triển trên mặt đất sau khi tung đòn đá bay.

Hoa quyền

Là một bài quyền hỗn chiến, người ta cho rằng bài này được sáng tạo bởi Chu Bưu trong khi ngẫu hứng thi triển quyền pháp tại một buổi tiệc. Vì vậy Khởi Thức của bài quyền này trông giống những đường quyền của các bài quyền khác.

Vạn tự quyền

Là bài quyền mà được gọi một cách "bóng bẩy" là "Hồng Đầu Thái Vĩ" (phần đầu bài là kỹ pháp của Thiếu Lâm Hồng Gia sử dụng thủ pháp - kiều pháp, phần cuối bài là kỹ pháp của Thiếu Lâm Thái Gia sử dụng cước pháp). Bài quyền này có Khởi Thức bằng các bộ tấn di chuyển chậm hơn so với nhiều đường quyền của Hồng Gia, sau đó bài quyền này tăng tiến dần tốc độ do thay đổi các thế tấn di chuyển rất nhanh. Đây là một bài quyền dài và luyện khí công kèm theo sức chịu đựng dẻo dai. Bài quyền này còn có kỹ thuật của Chu Bưu sáng tạo (như bài La Hán Quyền) gồm 3 đường quyền phóng liên tiếp nhau khi diễn tập.

Quốc tự quyền

Là bài quyền cao cấp dài và tích hợp hầu hết các chiêu thức của Thiếu Lâm Chu Gia. Vào đoạn cuối, bài quyền này có sử dụng cước pháp (đòn chân) của Bắc Thiếu Lâm.

Đại phục hổ quyền

Là bài quyền cao cấp có nguồn gốc từ (bài Cung tự phục hổ quyền) Thiếu Lâm Hồng Gia. Đây là bài quyền hay thực hành và luyện nhiều thế tấn cho tốt. Thường có nhiều đường quyền thực hiện trong cùng một thế tấn. Phần thức nhất của bài quyền (là phần dài hơn cả trong bài quyền này) luyện khí công và cũng luyện luôn cả Kiều Pháp. Phần thứ hai của bài quyền ngắn hơn gồm các đường quyền nhanh hơn mà thêm một lần nữa bài này cũng nhấn mạnh đến kỹ pháp Hồng Đầu Thái Vĩ (Hung tao, Choy mei).

Hổ báo quyền

Là bài quyền cuối cùng thực tập. Đây là bài quyền cao cấp huấn luyện nhiều kỹ thuật phối hợp. Bài quyền này cũng có những chiêu thức căn bản gần giống như kỹ thuật thực hiện "đòn đầu gối trước" ở tư thế đối diện đối thủ.
Những bài quyền trên chưa phải là tất cả các bài quyền của Chu Gia, còn có nhiều kỹ thuật khác với các dòng kỹ pháp khác được tích hợp vào hệ thống quyền pháp của Chu Gia. Nhưng hầu hết các chiêu thức có cùng một phong cách kỹ pháp làm cho người ngoài dễ nhận ra đây là kỹ pháp Chu Gia. Hơn nữa, cho dù dòng quyền pháp nào xuất xứ từ đâu, đoạn dạo quyền bái tổ của Chu Gia luôn được thực hiện trước khi bắt đầu vào bài quyền làm nổi lên rằng đây chính là một môn đồ của Chu Gia.

Binh khí

Chu Gia có nhiều chủng loại binh khí bao gồm kiếm, đao, nguyệt đao, các loại roi, côn (trường côn, đoản côn), giáo (thương, kích, xà mâu), các loại dao ngắn, hổ đinh ba, … Chu Gia có nhiều loại binh khí thi thoảng pha trộn giữa các loại. Nhưng hầu hết các loại binh khí đều đi đến thống nhất rằng kỹ pháp Song Đao là đặc trưng nhất của Chu Gia, và biểu tượng của Chu Gia thông thường nhất là biểu hình hai thanh song đao bên trên chữ Chu được viết bên trong một bông hoa mai.

Múa Lân Sư

Chu Gia cũng rất nổi tiếng với màn múa lân Sư. Nhiều võ đường Chu Gia tham gia hay được mời tham gia vào các nghi lễ và thường được khen thưởng vì màn trình diễn xuất sắc với kỹ năng múa Lân Sư này.